Việc vay tiền của bên này để trả nợ cho bên khác chính là hành vi vay đảo nợ, nó có lợi đi kèm những rủi ro, tùy thuộc vào tình huống cụ thể bạn mắc phải. Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức xoay dòng tiền dài hạn này nhé !

Vay đảo nợ (debt consolidation) hay còn gọi là hợp nhất nợ:

Đây là một hình thức tái cấp vốn khoản nợ bằng cách thực hiện một khoản vay lớn mới toanh để trả cho nhiều khoản vay cũ nhỏ hơn. Những khoản vay nhỏ có thể là các khoản vay tín dụng, thẻ tín dụng, khoản vay cá nhân có lãi suất cao. Bằng cách gộp tất cả các khoản nợ này lại thành một khoản vay mới với lãi suất thấp hơn và thời hạn trả nợ dài hơn.

Việc vay đảo nợ giúp người vay tiết kiệm được chi phí lãi suất, giảm được các khoản phí trễ hạn không đáng có, đồng thời giúp quản lý tài chính cá nhân dễ dàng hơn khi dòng tiền giờ chỉ gom lại thành 1 cục tiền. Tuy nhiên khi ta vay đảo nợ, người cần vay phải chắc chắn có khả năng trả nợ đúng hạn với khoản vay mới. Nếu không, bạn có thể phải đối mặt với những rủi ro như mất điểm tín dụng, bị thu hồi tài sản, không thể vay tiền lại trong tương lai.

Ngoài ra bạn có thể liên lạc với tổ chức tín dụng mà bạn đang vay để đáo hạn hợp đồng vay tiền. Khi đáo hạn, người vay phải trả đủ đúng số tiền đã vay gồm số tiền gốc kể cả lãi suất tính trên số tiền đó.

Bản chất của việc đảo nợ là bên đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính yêu cầu khách hàng của họ tìm cách trả hết khoản nợ cũ bằng việc vay khoản mới, thực chất của việc này chính là để khách hàng có thể nối tiếp khoản nợ cũ. Hệ lụy của đảo nợ khiến nhiều chi nhánh ngân hàng dùng cách này để hô biến khoản nợ xấu thành không có gì cả, tái cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho người vay.

Bắt đầu vào ngày 15/3/2017, nhiều hình thức đảo nợ ngân hàng chính thức bị cấm.

Tới năm 2018, Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công được thông qua, quy định chính thức về đảo nợ tại khoản 8, Điều 3 như sau:

“8. Đảo nợ là hành động huy động vốn vay mới nhằm trả trước một phần hay toàn bộ khoản nợ cũ.”

Vẫn có trường hợp ngoại lệ mà người đi vay chỉ được phép dùng số tiền từ khoản vay mới nhằm trả nợ trước hạn cho khoản vay cũ thuộc:

_ Vay dành cho hoạt động kinh doanh.

_ Thời hạn cho vay mới không được vượt qua thời hạn cho vay từ hợp đồng vay cũ.

_ Hợp đồng vay mới chưa từng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần nào (mới 100%)

Bên cạnh đó, việc bạn có quá nhiều khoản vay chồng chéo lên nhau sẽ dẫn đến một số rủi ro như:

_ Mắc phải nợ xấu nếu bạn không thể trả các khoản vay của mình đúng thời hạn.

_ Từ đó ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn trong dữ liệu của Quỹ CIC

_ Vô hình chung tạo ra áp lực tài chính vì bạn phải đồng thời trả các khoản vay và lãi suất song song.

Do đó, trước khi quyết định vay tiền để trả nợ, bạn nên xem xét chặt chẽ tình hình tài chính của mình, tính toán các khoản vay phải trả, bắt buộc phải có khả năng trả lại khoản vay đúng thời hạn mới nên vay tiếp. Quan trọng nhất là phải làm việc thì mới có thành công bạn nhé !