Không nên sợ hãi khi tiếp cận các tổ chức tài chính vi mô !
Đầu tiên chúng ta cần làm rõ sự ra đời của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) nhằm giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện tiếp cận trực tiếp đến các khoản vay từ các công ty tài chính hay ngân hàng nội địa. Đây là mục tiêu mà tổ chức TCVM phát triển để cải thiện điều kiện kinh tế cho nhóm khách hàng nghèo, giúp họ có cơ hội thoát khỏi cái nghèo bền vững đang đứng trên bờ vực làm họ sụp đổ cuộc sống.
Để phát triển mục tiêu này, các tổ chức TCVM đã hạn chế các điều kiện mà người vay không thể tiếp cận đến những gói vay nội địa thông thường. Thường là không cần tài sản thế chấp, ngoài mục tiêu tạo ra cơ hội cho người nghèo tiếp cận đến những dịch vụ tài chính và phi tài chính. TCVM còn có mục tiêu lâu dài hơn là giúp nhóm đối tượng này có năng lực tiếp cận đến dịch vụ tài chính chính thức trong tương lai.
Chính vì những lý do trên, TCVM được xem là công cụ hỗ trợ dành cho người nghèo chứ không phải như những dịch vụ tài chính khác. Đây cũng là bài toán khó cho các nhà phát triển TCVM vì ngoài cung cấp sản phẩm tài chính, các tổ chức này còn phải tạo ra công ăn việc làm, tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội, tăng thu nhập người nghèo giúp họ có khả năng cũng như năng lực phát triển trong tương lai đặc biệt là đối tượng phụ nữ, người lao động thương binh xã hội là những thành phần vốn dĩ đã chịu quá nhiều thiệt thòi, áp bức từ guồng quay định kiến xã hội.
Giảm bớt đi gánh nặng của người nghèo chính là giảm bớt những rủi ro gây bất ổn xã hội, một bài toán vi mô cần những nhà lãnh đạo hoạch định con đường đúng đắn vì một mục tiêu chung là xã hội phát triển. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ cùng các ban ngành lãnh đạo đã thông qua nhiều chính sách khác nhau nhằm khuyến khích các tổ chức TCVM phát triển tự hành phổ cập đến nhiều người hơn.
Nếu ta tính riêng trong giai đoạn 2017-2019, đất nước Việt Nam ta đã hình thành nhiều cơ chế, chính sách có sự liên quan mật thiết đến các hoạt động TCVM như:
- Quyết định số 20/2017/QĐ-TTG nhằm ngày 12/06/2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết về hoạt động chương trình, dự án TCVM của những tổ chức chính trị hay tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức hoạt động phi chính phủ.
- Nghị định cung cấp giấy phép trong hoạt động tổ chức và hành vi tổ chức TCVM (Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018… Trong khuôn khổ pháp lý này giúp góp phần nhiều quan trọng khi thúc đẩy TCVM ở Việt Nam trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực.
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có sự góp mặt hơn 100 tổ chức TCVM khác nhau được chia ra thành 3 nhóm: Tổ chức chính thức, tổ chức bán chính thức, tổ chức phi chính thức. Trong suốt nhiều năm qua các tổ chức TCVM đã cấu thành nên những bộ phận quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho hệ thống tài chính Việt Nam, thực sự việc này đã thành công giảm nghèo hiệu quả. Có thể nói, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm 58% từ năm 1993 xuống còn xấp xỉ 6.72% tính đến thời điểm cuối năm 2017. Đối tượng chủ yếu tiếp cận TCVM là nhóm người có mức thu nhập thấp, những người yếu thế thân cô thế cô, dễ gặp tổn thương của xã hội, cụ thể là phụ nữ, người mất khả năng lao động bình thường.
Thế nên dạo gần đây có một số khách hàng ái ngại về hình thức hoạt động TCVM là không có cơ sở vì TCVM được lập ra là để giúp đỡ các bạn !